Làm Thế Nào Để Xử Lý Đau Bụng Kinh Dữ Dội
Đau bụng kinh thường kéo dài một hoặc hai ngày mỗi kỳ kinh nguyệt. Phải làm sao khi các cơn đau này dữ dội đột ngột? Có cách nào để ngăn ngừa đau bụng kinh hàng tháng không?
Làm cách nào để biết cơn đau bụng kinh dữ dội?
Đau bụng kinh là cảm giác như đau nhói hoặc quặn ở bụng dưới. Bạn cũng có thể cảm thấy áp lực hoặc đau âm ỉ liên tục trong khu vực này. Cơn đau có thể lan xuống lưng dưới và đùi trong của bạn.
Đau bụng kinh thường bắt đầu một hoặc hai ngày trước kỳ kinh, đạt đỉnh vào khoảng 24 giờ sau khi kỳ kinh bắt đầu. Chúng thường kéo dài từ hai đến ba ngày.
Đau bụng kinh có thể đi kèm với các triệu chứng khác, bao gồm:
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
- Phân lỏng
- Đau đầu
- Chóng mặt
Đau bụng kinh dữ dội có xu hướng bắt đầu sớm hơn trong chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài hơn so với đau bụng kinh thông thường.
DẤU HIỆU ĐAU BỤNG KINH NGHIÊM TRỌNG
- Không cải thiện khi bạn dùng thuốc giảm đau OTC
- Không thể thực hiện hoạt động hàng ngày
- Thường kèm theo chảy máu nhiều hoặc cục máu đông
Nguyên nhân nào gây ra?
Trong kỳ kinh nguyệt, tử cung co lại để giúp bong lớp niêm mạc. Những cơn co thắt này được kích hoạt bởi các hormone được gọi là prostaglandin. Mức độ cao hơn của prostaglandin có liên quan đến những cơn đau bụng kinh nghiêm trọng hơn.
Một số người có xu hướng bị đau bụng kinh dữ dội hơn mà không rõ nguyên nhân hoặc đau bụng kinh dữ dội có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh mãn tính, không phải ung thư, trong đó các tế bào giống với niêm mạc tử cung, được gọi là tế bào nội mạc tử cung, phát triển bên ngoài tử cung.
Triệu chứng phổ biến nhất là đau vùng chậu, cùng với một số triệu chứng như: chảy máu kinh nguyệt nặng, kéo dài hơn 7 ngày, đau bụng, đau khi giao hợp, khó mang thai,…
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
PCOS là một rối loạn hormone rất hay gặp. Triệu chứng phổ biến nhất là rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra còn một số triệu chứng như: Kinh nguyệt kéo dài, chảy nhiều máu, rậm lông trên cơ thể, tăng cân quá mức và khó giảm, nhiều mụn, tóc mỏng hoặc rụng tóc, các mảng da sẫm màu, đặc biệt ở cổ, bẹn.
U xơ
U xơ là khối u không phải ung thư phát triển bên trong hoặc bên ngoài tử cung. Chúng có nhiều kích thước từ nhỏ đến lớn và có thể có số lượng nhiều trong cơ thể.
Các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng, kích thước và vị trí của các khối u xơ.
Ngoài đau bụng dữ dội, u xơ tử cung cũng có thể gây ra: tức vùng chậu, đau lưng dưới, đau chân, kinh nguyệt nặng, kéo dài, táo bón, đi tiểu thường xuyên.
Bệnh viêm vùng chậu (PID)
PID là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở các cơ quan sinh sản của phụ nữ. Đau vùng chậu là triệu chứng phổ biến nhất của PID. Các triệu chứng khác bao gồm: đau và chảy máu khi quan hệ tình dục, tiết dịch âm đạo có mùi hôi, cảm giác nóng rát khi tiểu, sốt, chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
Hẹp cổ tử cung
Hẹp cổ tử cung, xảy ra khi lỗ mở cổ tử cung bị hẹp hoặc đóng hoàn toàn. Hẹp cổ tử cung có thể do bẩm sinh hoặc phát triển muộn hơn.
Hẹp cổ tử cung có thể ngăn máu kinh thoát ra ngoài cơ thể, khiến kinh nguyệt rất ít hoặc không đều. Nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề về khả năng sinh sản.
Adenomyosis
Adenomyosis là tình trạng tử cung dày lên. Nó xảy ra khi các mô nội mạc tử cung lót trong tử cung phát triển thành các cơ của tử cung.
Các mô tiếp tục hoạt động như bình thường trong suốt chu kỳ kinh nguyệt -trở nên dày hơn, bong ra và thoát ra khỏi cơ thể. Điều này làm cho tử cung phát triển gấp hai đến ba lần kích thước bình thường.
Adenomyosis không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên có thể gây nên những cơn đau bụng kinh dữ dội ngày càng trở nên tồi tệ hơn, cũng như chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài.
Dụng cụ tử cung (IUD)
Vòng kiểm soát sinh sản là một thiết bị nhỏ được chèn vào tử cung. Có nhiều loại vòng khác nhau, có loại chứa hormone hoặc không chứa hormone.
Một số tác dụng phụ có thể có khi đặt vòng bao gồm:
- Đau bụng kinh nghiêm trọng
- Kinh nguyệt không đều
- Kinh nguyệt ra nhiều
Cũng có một nguy cơ nhỏ là khi đặt vòng gây thủng tử cung hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, gây ra PID.
Làm cách nào để tìm đúng nguyên nhân?
Nếu bị đau bụng kinh kéo dài hơn hai hoặc ba ngày, hãy đi khám bác sĩ
Giảm đau khi đó như thế nào?
Đau bụng kinh dữ dội thường khó tự điều trị, nhưng những mẹo này có thể hữu ích để giảm bớt các cơn đau bụng kinh:
- Tập thể dục thường xuyên
- Chườm ấm.
- Quản lý căng thẳng
- Ngâm mình trong bồn tắm nước nóng
- Thuốc giảm đau
Dùng viên uống Kingrose – An Điều Kinh giúp ổn định nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt và giảm bớt đau bụng kinh.
(1) Bình luận “Làm thế nào để xử lý đau bụng kinh dữ dội”
Lê Mai Đan Linh
2021-11-16 20:23:43
Bài viết mới nhất
Các loại vitamin tốt cho thời kỳ mãn kinh?
25-11-2021;
Cơn bốc hỏa có cảm giác thế nào?
23-11-2021;
7 điều đàn ông cần biết về thời kỳ mãn kinh
15-11-2021;
Danh mục
Tags