Có Hai Kỳ Kinh Trong Một Tháng Là Bệnh Gì?

KIẾN THỨC SỨC KHỎE PHÁI ĐẸP 12-01-2021 by kingrose

Chu kỳ kinh nguyệt trung bình dài 28 ngày nhưng có thể thay đổi từ 24 đến 38 ngày. Nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn, một số người có thể có hai kỳ kinh trong một tháng. Thường xuyên có hai kỳ kinh trong một tháng có thể cho thấy một vấn đề về sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ về vấn đề này nhé!
6 nguyên nhân có thể xảy ra hai kỳ kinh trong 1 tháng bao gồm:
1. Kinh nguyệt bất thường
Có hai kỳ kinh trong một tháng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe. Đôi khi có thể có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn, bao gồm hai kỳ kinh trong một tháng. Sau đó, kinh nguyệt của họ có thể trở lại chu kỳ bình thường. 
Bác sĩ hỏi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của bạn như thế nào trước khi đưa ra chẩn đoán hoặc đề xuất phương pháp điều trị trừ khi có nhiễm trùng hoặc vấn đề nghiêm trọng hơn.
2. Tuổi dậy thì
Chu kỳ kinh nguyệt không đều thường gặp ở những bạn gái mới bắt đầu có kinh. Và thường có xu hướng có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc đôi khi dài hơn trong tuổi dậy thì, điều này có thể dẫn đến việc họ có hai kỳ kinh trong 1 tháng.

Mức độ hormone dao động đáng kể trong tuổi dậy thì. Nghiên cứu cho thấy chu kỳ kinh nguyệt của một bé gái tuổi dậy thì có thể mất khoảng 6 năm để kinh nguyệt đều đặn.
3. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mô tương tự như mô tử cung phát triển ở các khu vực khác của cơ thể. Lạc nội mạc tử cung có thể gây đau bụng, chuột rút và ra máu bất thường. Đôi khi, chảy máu sẽ ra nhiều và giống như một chu kỳ kinh nguyệt. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán lạc nội mạc tử cung bằng cách khám phụ khoa và siêu âm. Tuy nhiên nội soi là cách duy nhất để chẩn đoán tình trạng bệnh.
4. Tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh có thể kéo dài đến 10 năm. Trong thời gian đó, mọi người thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều, bao gồm chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn, không có kinh hoặc ra máu nhiều hơn hoặc ít hơn. Khi không có kinh trong 12 tháng liên tục thì bạn đang trong thời kỳ mãn kinh.
5. Vấn đề về tuyến giáp
Các vấn đề về tuyến giáp có thể gây ra những thay đổi về kinh nguyệt. Tuyến giáp là cơ quan điều hòa các quá trình nội tiết tố trong cơ thể. Tuyến nhỏ hình bướm này nằm ngay trước cổ họng và kiểm soát các chức năng, như nhiệt độ cơ thể và sự trao đổi chất.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều là một triệu chứng phổ biến liên quan đến các vấn đề về tuyến giáp. Điều này đúng với cả tuyến giáp hoạt động kém hoặc suy giáp và tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc cường giáp .

  • Các triệu chứng của suy giáp như: Luôn cảm thấy lạnh, táo bón, cảm thấy mệt mỏi mọi lúc, kinh nguyệt ra nhiều, da nhợt nhạt, mặt sưng húp, nhịp tim chậm, tăng cân bất thường.
  • Các triệu chứng của cường giáp như: Luôn cảm thấy nóng, tiêu chảy hoặc đi tiêu thường xuyên, khó ngủ, cáu gắt, nhịp tim nhanh, giảm cân bất thường.

Cả hai tình trạng này đều có thể điều trị được, vì vậy mọi người nên đi khám nếu bạn cảm thấy rằng bạn có thể mắc bệnh tuyến giáp.
6. U xơ tử cung
U xơ tử cung là sự phát triển xảy ra trong tử cung. U xơ thường không phải ung thư nhưng có thể gây chảy máu, đặc biệt là máu kinh nhiều.
Các triệu chứng khác của u xơ như: Cảm giác áp lực trong xương chậu, đi tiểu thường xuyên, đau lưng, đau khi quan hệ tình dục.
Các bác sĩ thường có thể chẩn đoán tình trạng này bằng cách tiến hành khám vùng chậu hoặc siêu âm.

>>Xem thêm: Thực phẩm tốt nhất để chống lão hóa
Khi nào bạn nên đi khám?
Nếu bạn có hai kỳ kinh trong một tháng trong thời gian từ 2 đến 3 tháng thì nên đi khám. Nói chuyện với bác sĩ về tình trạng chảy máu nhiều, như xuất hiện các cục máu đông có kích thước lớn hoặc chảy máu nhiều khiến bạn phải thay băng vệ sinh mỗi giờ.

Các triệu chứng bạn cần trao đổi với bác sĩ:

  • Đau hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục 
  • Đau vùng xương chậu
  • Hụt hơi
  • Thay đổi cân nặng không rõ lí do, bao gồm cả tăng hoặc giảm cân
  • Kinh nguyệt xuất hiện 2 lần trong 1 tháng
  • Có kinh quá nhiều cũng có thể bị mất máu dẫn đến thiếu máu, vì vậy việc đi khám là điều cần thiết.

Những bất thường đối với chu kỳ kinh nguyệt phổ biến hơn ở độ tuổi dậy thì và trong những năm mãn kinh, chúng không phổ biến ở độ tuổi 20 và 30. Nếu bạn thường xuyên có hai kỳ kinh trong một tháng, điều này có thể cho thấy một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

>>Xem thêm: Không có kinh nguyệt là như thế nào?

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322252#takeaway

Phương Thảo dịch

(0) Bình luận “Có hai kỳ kinh trong một tháng là bệnh gì?”

Bình luận

Nội dung *

Họ tên *

Email *