Tình Trạng Không Có Kinh Nguyệt Là Thế Nào?
Như thế nào là không có kinh nguyệt?
Không có kinh nguyệt hay còn gọi là vô kinh, là tình trạng không có máu kinh. Nó xảy ra khi một cô gái không có kinh nguyệt lần đầu tiên vào năm 16 tuổi hoặc một phụ nữ không có kinh nguyệt trong 3 đến 6 tháng.
Vô kinh có thể xảy ra vì nhiều lý do. Nguyên nhân phổ biến nhất là do mang thai. Tuy nhiên, vô kinh cũng có thể do lối sống sinh hoạt hàng ngày không lành mạnh.
Trong một số trường hợp, sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc các vấn đề về cơ quan sinh sản có thể gây nên vấn đề này. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn đang bị vô kinh.
Phân loại vô kinh
Có hai loại vô kinh là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.
- Vô kinh nguyên phát là khi bạn gái đang tuổi dậy thì qua 16 tuổi mà vẫn chưa có kinh lần đầu. Hầu hết các cô gái bắt đầu hành kinh từ 9 đến 18 tuổi, nhưng 12 tuổi là độ tuổi trung bình.
- Vô kinh thứ phát là khi phụ nữ ngừng kinh nguyệt ít nhất ba tháng. Đây là dạng vô kinh phổ biến hơn.
Hầu hết các trường hợp này đều có thể được điều trị hiệu quả.
>>>Xem thêm: Các Triệu Chứng Mãn Kinh Kéo Dài Bao Lâu?
Nguyên nhân gây vô kinh
Vô kinh nguyên phát và thứ phát có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây vô kinh:
- Các nguyên nhân tự nhiên có nhiều khả năng gây ra vô kinh như mang thai, cho con bú và mãn kinh.
- Các yếu tố về lối sống như tập thể dục quá mức và căng thẳng. Ngoài ra, có quá ít chất béo trong cơ thể hoặc quá nhiều chất béo trong cơ thể cũng có thể làm chậm hoặc ngừng kinh nguyệt.
- Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể gây ra tình trạng vô kinh. Chúng thường được kích hoạt bởi các khối u trên tuyến yên hoặc tuyến giáp. Mức độ estrogen thấp hoặc nồng độ testosterone cao cũng có thể gây vô kinh.
- Rối loạn di truyền hoặc rối loạn nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Turner và hội chứng Sawyer, đôi khi có thể gây ra hiện tượng trễ kinh.
- Tác dụng phụ của thuốc có thể gây vô kinh ở một số phụ nữ: Thuốc chống loạn thần và thuốc chống trầm cảm thường có liên quan; Thuốc hóa trị và thuốc điều trị huyết áp cao cũng có thể gây ra các vấn đề về kinh nguyệt.
- Việc dừng thuốc tránh thai đột ngột cũng có thể dẫn đến mất kinh vài tháng trước khi chu kỳ trở lại bình thường.
- Những khiếm khuyết về cấu trúc trong cơ quan sinh sản của phụ nữ có thể là nguyên nhân dẫn đến việc kinh nguyệt vắng mặt hoặc chậm kinh.
- Những vấn đề này có thể do dị tật bẩm sinh, khối u hoặc nhiễm trùng xảy ra trong bụng mẹ hoặc ngay sau khi sinh.
- Trong một số trường hợp hiếm hoi, trễ kinh có thể là triệu chứng của hội chứng Asherman. Điều này xảy ra do sẹo ở tử cung sau phẫu thuật, có thể ngăn cản kinh nguyệt.
Khi nào nên đi khám?
Một cô gái ở tuổi dậy thì đến 16 tuổi mà vẫn chưa có kinh thì nên đi khám.Việc đi khám bác sĩ là rất cần thiết nếu cô ấy từ 14 tuổi trở lên và chưa có bất kỳ dấu hiệu dậy thì nào. Những dấu hiệu dậy thì như:
- Phát triển vú
- Mọc lông mu
- Bắt đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ và thanh thiếu niên đang trong thời kỳ kinh nguyệt nên đến gặp bác sĩ nếu họ bị trễ kinh từ ba kỳ kinh trở lên.
Quá trình bác sĩ khám diễn ra như thế nào?
Khi bạn gặp bác sĩ về tình trạng vô kinh, bác sĩ sẽ khám sức khỏe và hỏi bạn một loạt câu hỏi. Hãy chuẩn bị để nói về chu kỳ kinh nguyệt, lối sống của bạn và bất kỳ triệu chứng nào khác mà bạn đang gặp phải.
>>>Xem thêm: 11 Cách Tự Nhiên Để Giảm Các Triệu Chứng Tiền Mãn Kinh
Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu thử thai nếu bạn chưa có kinh trong ba tháng. Nếu tình trạng đó được loại trừ, bạn có thể cần thêm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân cơ bản khiến bạn bị trễ kinh. Các xét nghiệm chẩn đoán này có thể bao gồm: Xét nghiệm máu, cho phép bác sĩ kiểm tra nồng độ hormone trong cơ thể bạn. Prolactin, hormone hoàng thể và hormone kích thích nang trứng đều liên quan đến kinh nguyệt. Việc xác định các mức độ này có thể giúp bác sĩ xác định hoặc loại trừ nguyên nhân khiến bạn vô kinh.
Siêu âm là một xét nghiệm hình ảnh sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể bạn. Nó cho phép bác sĩ của bạn xem các cơ quan khác nhau, chẳng hạn như buồng trứng và tử cung và kiểm tra sự phát triển bất thường.
Chụp CT là một loại xét nghiệm hình ảnh khác sử dụng máy tính và máy X-quang quay để tạo ra hình ảnh cắt ngang của cơ thể. Những hình ảnh này cho phép bác sĩ tìm các khối và khối u trong các tuyến và cơ quan của bạn.
Điều trị vô kinh
Điều trị vô kinh khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân. Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể được điều trị bằng các loại hormone bổ sung hoặc tổng hợp, có thể giúp bình thường hóa mức độ hormone. Hoặc loại bỏ u nang buồng trứng, mô sẹo hoặc tổn thương tử cung những vấn đề này cũng khiến bạn bị trễ kinh.
Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên thay đổi lối sống nếu cân nặng hoặc thói quen tập thể dục góp phần vào tình trạng vô kinh của bạn hoặc giới thiệu bạn đến bác sĩ dinh dưỡng hoặc chuyên gia dinh dưỡng, nếu cần thiết. Các chuyên gia này có thể hướng dẫn bạn cách quản lý cân nặng và hoạt động thể chất một cách lành mạnh.
Bạn nên làm gì?
Lên lịch hẹn với bác sĩ để họ xác định nguyên nhân gây ra tình trạng vô kinh của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện điều trị và tham gia tất cả các cuộc hẹn tái khám.
Hãy đi khám lại nếu tình trạng của bạn không cải thiện với các phương pháp điều trị y tế hoặc thay đổi lối sống.
Phương Thảo dịch
(0) Bình luận “Tình trạng không có kinh nguyệt là thế nào?”
Bài viết mới nhất
Các loại vitamin tốt cho thời kỳ mãn kinh?
25-11-2021;
Cơn bốc hỏa có cảm giác thế nào?
23-11-2021;
7 điều đàn ông cần biết về thời kỳ mãn kinh
15-11-2021;
Danh mục
Tags